Khi biết anh Giang đang làm thủ tục ly hôn vợ, bạn bè, đồng nghiệp và họ hàng hết sức ngạc nhiên. Chị Thảo – vợ của Giang vừa đẹp người, kiếm tiền giỏi, thông thạo tiếng Anh, biết đối nhân xử thế với gia đình nội – ngoại hai bên. Hơn nữa, Thảo vốn là người cư xử đúng mực, không có “đầu mày cuối mắt” với ai. Mẫu người phụ nữ như vậy quả thực là hiếm. Thế nên mọi người hay chuyện đều trách anh Giang hồ đồ, dại dột.
Tuy nhiên, tâm sự với bạn thân, Giang chỉ cười buồn: “Ai cũng nói tôi may mắn, có phúc mà không biết hưởng. Nhưng thật sự, cái phúc đấy khiến mình buồn và vô cùng đau, đành phải dứt ra”.
Trước đây, anh Giang làm kế toán trưởng cho một công ty xây dựng, thu nhập hàng tháng 60-70 triệu. Trong khi đó, Thảo – vợ anh, là cựu sinh viên Đại học Ngoại thương, làm trợ lý cho Tổng giám đốc một tập đoàn nước ngoài, lương được 40 triệu/tháng. Khỏi phải nói, gia đình Giang là niềm mơ ước và ghen tỵ của bao nhiêu người.
Tuy nhiên, cách đây 2 năm, công ty của anh làm ăn thua lỗ, lãnh đạo bị thanh kiểm tra, phải chật vật thu xếp mãi Giang mới không phải ra tòa. Thế rồi sau đó Giang thất nghiệp, loay hoay mãi mới xin vào được một công ty tư nhân thường xuyên nợ lương nhân viên. Từ một người kiếm được tiền, là niềm tự hào và chỗ dựa cho cả gia đình trở thành người gần như “vô sản”, Giang bị sốc.
Nỗi buồn nhất của Giang đó là vợ mình không còn coi trọng chồng. Thảo bắt đầu tỏ thái độ với Giang. Những chuyện trước với gia đình bên chồng, Thảo tôn trọng, không dám xen vào thì giờ lại nói mạnh mồm. Cô thường xuyên bảo Giang “anh nên thế này, anh nên thế kia”, rồi còn tính chuyện mua sắm đủ thứ trong nhà, gọi đồ tới mà không cần hỏi ý kiến của chồng.
Mỗi sáng Thảo đưa cho chồng 300.000 đồng rồi dặn chồng cuối ngày báo cáo với vợ. Mỗi ngày chìa tay nhận từng đồng tiền vợ phát chẩn, Giang cảm thấy nhục nhã, buồn tủi nhưng không có cách nào để thoát ra. Có lần, Thảo đưa tiền cho chồng nói anh mời mấy người bạn tới nhà mà ăn uống nhậu nhẹt khiến Giang xấu hổ vô cùng. Anh từ chối.
Thảo mua quần áo cho Giang rất nhiều, cũng chịu khó sắm đồ tuy nhiên không cần hỏi ý kiến của chồng và cứ bắt phải mặc như vậy. Tính Giang xưa nay giản dị nên nhiều đồ đắt tiền Thảo mua, anh thấy không hợp nên ít mặc. Thấy chồng thế, Thảo lại bĩu môi: “Anh đúng là đồ nhà quê. Quần áo đẹp thì không mặc, lại đi mặc những bộ từ đời nảo đời nào, người ta cười cho” khiến Giang rất khó chịu.
Mỗi lần cùng vợ đi gặp bạn bè, mọi người đều hết lời khen Giang có vợ vừa giỏi, đẹp, biết ăn mặc lại chiều chồng. Không biết mấy bà ấy giỏi nịnh hay gì nữa mà lúc nào cũng thấy khen làm Thảo được phen sướng rên người. Thảo lại khoe khoang đủ thứ, nào là kiếm tiền không khó, làm giàu cực dễ nếu biết cách. Nghe vậy, Giang thấy chạnh lòng.
Khi mọi người hỏi han, Thảo khoe lương cô được 40 triệu. Đó là chưa kể tới những khoản khác có thể kiếm được trong tháng. Giang méo mặt vì ngại.
Một hôm, mấy người bạn của Thảo gọi điện bảo tụ tập nhân dịp cô bạn thân ở Mỹ về chơi. Ai đến nhà cũng khen Thảo giỏi, sắm sửa được nhiều. Mãi mới có cô bạn quay sang Giang hỏi anh làm gì, thu nhập tốt không thì Thảo nói xen vào ngay: “Ôi giời, ông nhà tôi thì làm ăn gì, không đi tù là may. Ngày xưa đã bảo ra ngoài làm ăn mà không nghe, cứ bám riết lấy công ty đó. Giờ đi làm có lương đâu…” khiến Giang nghe mà lùng bùng lỗ tai. Dần dần khoảng cách của Giang với vợ càng lớn. Giá như Thảo tinh tế, biết thông cảm cho chồng, Giang đã không mệt mỏi và chán nản, cảm thấy nhục nhã để bước ra khỏi cuộc hôn nhân này.
Xem thêm: Mất việc, mất cả chồng vì tăng cân, cô gái đã làm những điều này để thay đổi cuộc sống
Nhà vợ cho 500 triệu mua nhà, chồng chả góp xu nào còn yêu sách chướng tai, vợ đáp trả khiến chồng “tái mặt”.
Sau đám cưới, vợ chồng Hoa vẫn ở nhà thuê. Tới nay đã gần 3 năm, con gái sắp tròn 2 tuổi. Hoa và chồng vẫn luôn xác định, dầu gì cũng phải có cái nhà cho an cư, kể cả phải vay mượn thêm cũng được. Câu chuyện hay về gia đình Nghĩa.
Vừa rồi Nghĩa qua bạn bè giới thiệu tìm được một chỗ rất khá. Tuy hơi xa trung tâm, nhưng điều kiện môi trường sống tương đối tốt, giá cả không quá đắt đỏ. Hoa nhẩm tính, cái nhà ấy có sẵn nhà rồi chỉ việc ở, cũng bớt đi nhiều việc cho vợ chồng cô. Tổng tiền nhà là 800 triệu, trong đó tiền tiết kiệm của riêng cô được 100 triệu. Mấy năm qua vợ chồng cô tiền nong vẫn tự tiêu và cất giữ, đó là ý kiến của Nghĩa. Hàng tháng Nghĩa góp 2-3 triệu tiền sinh hoạt phí cho vợ. Nói thật, để chi phí cho cả gia đình, Hoa vẫn phải bù vào rất nhiều. Nhưng Nghĩa nói có thừa anh cũng tiết kiệm chứ làm gì, nên Hoa lại thôi.
Thế mà lần này có kế hoạch mua nhà, Hoa hỏi Nghĩa tiền để dành của anh, thì Nghĩa ráo hoảnh đáp: “Đàn ông trăm thứ cần tiêu, bạn bè rồi sếp rồi đối tác, vài cuộc nhậu cũng mất bay nửa tháng lương, lấy đâu tiết kiệm?”. Hoa chán nản nghĩ, thế là anh chẳng có xu nào. Tình hình này thì mua nhà kiểu gì? Hoa trong lòng chán nản, đã có ý buông bỏ.
Song Nghĩa lại là người sốt sắng lo lắng chuyện nhà cửa. Anh tự gọi về cho hai bên nội ngoại nhờ giúp đỡ, và được kết quả như sau: ông bà ngoại cho 200 triệu tiền tiết kiệm ông bà để dưỡng già vẫn gửi trong ngân hàng, sau đó ông bà vay hộ 200 triệu nữa bên ngoài, lãi lờ ông bà cũng “bao” luôn cho. Hai anh trai của Hoa mỗi người cho đứt 50 triệu. Vị chi đằng nhà cô đã được 500 triệu, tuy nợ 200 triệu nhưng không cần lo lãi. Còn bên nhà Nghĩa, chỉ có bố mẹ chồng cho 30 triệu mà thôi. Anh tính tính, vậy là đã có 630 triệu, chỉ thiếu 170 triệu nữa, ban đầu vay người quen, mua nhà xong sẽ thế chấp vay ngân hàng để trả họ, rồi cố gắng 2 năm là trả hết nợ.
Hoa nghe xong, gọi lại cho bố mẹ mình thì ông bà nói y nguyên như vậy. Cô không trách nhà chồng, vì biết bố mẹ chồng cũng không có, thôi thì ông bà cho được bao nhiêu thì cho. Nhưng cô thấy thương bố mẹ quá, ông bà cũng làm gì có chứ. Cho cô thế này là ông bà dốc cạn tài sản, bố cô có chút lương hưu thì trả lãi cho cái 200 triệu vay kia cũng hết…
Hoa đương miên man suy nghĩ thì Nghĩa lên tiếng: “Hoàn cảnh nhà anh thì em cũng biết rồi đấy. Bố mẹ chả có đâu, có 30 triệu cả nhà tích góp lại cho anh mua nhà đấy. Ông bà thì nói cho, nhưng anh lúc đấy cũng nói luôn với bố mẹ là, sau này mình sẽ trả lại cho các cụ để các cụ dưỡng già, tiền này mình chỉ mượn tạm thời thôi. Lấy của ông bà lòng anh cũng áy náy chẳng yên được…”. Hoa hơi bất ngờ, song vẫn gật đầu đồng ý. Đúng là bố mẹ chồng không có thật, nhưng sao Nghĩa cũng quên mất, bố mẹ vợ anh cũng đâu có giàu có gì chứ? Nếu anh bảo bố mẹ vợ, tiền lãi của món 200 triệu kia vợ chồng anh không dám phiền ông bà, ông bà vay hộ là tốt lắm rồi, thì cô còn được an ủi phần nào.
Sau đó, Nghĩa đi vay được bạn anh 50 triệu, còn 120 triệu anh giao cho Hoa chịu trách nhiệm. Đã đến lúc này Hoa chán chẳng buồn nghĩ ngợi, phân bì với chồng nữa, dẫu mọi trách nhiệm nặng nề hơn cứ đổ lên vai mình lẫn bố mẹ mình. Thôi thì cố gắng có cái nhà, con cái cũng đỡ khổ, cô đành nghĩ như vậy để vực lại tinh thần.
Tiền đã có đủ, trước ngày đi giao tiền mua nhà 1 hôm, Nghĩa bỗng bảo Hoa: “Đợt tới vay ngân hàng thì vay luôn 200 triệu đi, trả ông bà nội 30 triệu luôn cho xong, ông bà cũng có cái trông vào mà yên tâm. Chứ sau này ông bà cần mình không có thì lại khổ ông bà”. Hoa sững sờ nhìn chồng, bao lời muốn nói nhưng cô không thốt ra nổi lời nào.
Suy nghĩ của Nghĩa khiến cô thất vọng tột độ. Bản thân anh ta chẳng đóng góp xu nào, sắp tới vay ngân hàng nếu anh ta cứ kêu không có tiền như 3 năm qua thì cuối cùng người trả lãi và lo gánh nợ chẳng phải là cô? Sao anh ta không thấy chút ngượng ngùng nào khi đằng ngoại cho nhiều như thế, vợ góp như thế, còn tiền của bố mẹ chồng đâu cần đến ngay, khi nào cần bọn cô có thể đi vay cho ông bà cũng được chứ sao? Cơ mà anh ta lại muốn ăn chắc, giải quyết dứt điểm quyền lợi của đằng nhà mình, sợ sau này cô không đi vay thì anh ta lại phải đi vay nhỉ? Đúng là kẻ ích kỉ và tính toán tới cực điểm thì thường suy bụng ta ra bụng người!
Sau những chán nản cùng cực, Hoa bỗng thấy bình tĩnh lạ thường. Cô lạnh nhạt bảo chồng: “Được, vậy vay 200 triệu và trả cho ông bà nội 30 triệu luôn. Số tiền nợ ngân hàng 170 triệu còn lại em cũng sẽ đứng ra chịu lãi và trách nhiệm trả gốc, anh không cần bận tâm…”. Nói đến đây, Hoa thấy mắt Nghĩa sáng lên, khóe miệng không tự chủ được nhếch lên đầy sung sướng. Hoa cười khẩy trong lòng, tiếp tục: “… Ngày mai đi giao tiền nhà, anh không cần đi theo đâu. Em sẽ gọi bố mẹ em lên, và ông bà mới là người mua chính thức, giấy tờ nhà cũng sẽ đứng tên ông bà!”. Tất nhiên không thể đứng tên cô bởi tài sản sau hôn nhân vẫn được pháp luật xử chia đôi.
Nghĩa lập tức tái mặt, chỉ thẳng vào Hoa quát lớn: “Cô… cô làm thế còn coi chồng cô là cái gì?”. Hoa cũng nhìn chằm chằm vào anh ta: “Đừng nói mấy lời sáo rỗng đó, nghe nực cười lắm. Chuyện như nào thì tự bản thân anh biết! Tiền anh không góp xu nào, bố mẹ anh không cho đồng nào, thì anh lấy quyền gì mà đòi đứng tên”. Nghĩa cũng chẳng đóng góp công sức gì cho gia đình ngoài 2-3 triệu anh ta góp hàng tháng. Số tiền ấy tiết kiệm mới đủ trả tiền ăn, tiền điện, mạng với tiền nhà của chính bản thân anh ta.
Hoa đứng dậy bỏ đi, để lại một câu: “Từ tháng sau anh phải góp 5 triệu, thêm tiền nuôi con nữa, nếu không anh ăn ở ngoài đi!”. Nói thật, cô đã hoàn toàn chẳng còn hi vọng gì ở Nghĩa lẫn cuộc hôn nhân này rồi. Kiểu người như anh ta, có lẽ sống chung được ngày nào hay ngày đó thôi…
Xem thêm: Mất việc, mất cả chồng vì tăng cân, cô gái đã làm những điều này để thay đổi cuộc sống