Một trong những nguyên do của sự kết thúc hôn nhân là sự xuất hiện của người thứ ba. “Ngoại tình” là từ khóa người ta nhắc đến nhiều nhất khi tìm ra lý do giải thích cho một sự kết thúc. Dưới góc độ pháp lý “ngoại tình” là gì? “Ngoại tình có phạm tội không?” hay “Ngoại tình có bị ở tù không?”. Đây là những câu hỏi chúng ta sẽ cùng giải đáp qua bài viết dưới đây.

“Ngoại tình” là gì dưới góc độ pháp lý?

“Ngoại tình” là một khái niệm, một từ khóa mà được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Nó là định nghĩa thay thế cho việc một người vợ/chồng có quan hệ tình cảm và thể xác với người thứ ba (Có thế độc thân, có thể cũng đang là chồng/vợ của người khác).

Dưới góc độ đạo đức, “ngoại tình” từ xưa tới nay luôn bị lên án bởi nó để lại quá nhiều hậu quả tiêu cực. Là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tan vỡ hôn nhân, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội. Ngoại tình có nhiều nguyên nhân, nhưng bất kể vì lý do nào thì cũng khó có thể chấp nhận. Chính bởi thế, dưới góc độ đạo đức, xã hội, những người ngoại tình phải chịu “hình phạt” vô hình. Chính là những ánh nhìn săm soi và dư luận xã hội, và thậm chí còn gặp phải nhiều khó khăn để xây dựng lòng tin từ những người thân quen.

Dưới góc độ pháp luật “ngoại tình” không phải một khái niệm chính thống. Mà được hiểu là một trong những hành vi vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Cụ thể, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”

“Chung sống như vợ chồng” được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và xem nhau là vợ chồng. Tổ chức cuộc sống chung này có thể được chứng minh bằng việc: Có đời sống chung, tài sản chung, con chung và được mọi người thừa nhận là vợ chồng.

Có thể bạn quan tâm  Không thích tình một đêm nhưng lý do phụ nữ ngoại tình có không ít

Như vậy, “ngoại tình” dưới góc nhìn pháp luật là hành vi của đối tượng là người đang trong mối quan hệ hôn nhân ràng buộc mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc đối tượng chưa có vợ, chồng mà kết hôn, chung sống như vợ chồng với người đang trong mối quan hệ hôn nhân.

Ngoại tình có phải tội phạm không?

ngoại tình có ci phạm pháp luật không

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình đã trích dẫn ở trên, ngoại tình chắc chắn là hành vi vi phạm pháp luật bởi xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình. Ngoài ra, ngoại tình là hành vi xâm phạm nghĩa vụ vợ chồng, cụ thể tại Khoản 1 Điều 19 quy định: “1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”

Vậy ngoại tình có phạm tội không, người có hành vi ngoại tình có phải tội phạm?

Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay có hai chế tài xử lý những trường hợp “ngoại tình” hay những người chung sống như vợ chồng trái pháp luật. Cụ thể: Xử lý vi phạm hành chính (XPHC) và Truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS). Tùy vào mức độ hành vi, số lần vi phạm mà hành vi “ngoại tình” sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý khác nhau.

Như vậy, ngoại tình có thể là hành vi phạm tội nếu thuộc vào các trường hợp phạm tội theo quy định của Bộ Luật hình sự.

Xem thêm: 15 hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình và mức xử phạt cụ thể

Các chế tài xử lý hành vi ngoại tình

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngoại tình 2020 mới nhất

Xử phạt hành chính là biện pháp được áp dụng đối với những trường hợp vi phạm dừng lại ở mức độ ít nghiêm trọng, vi phạm lần đầu. Mục đích của biện pháp xử phạt hành chính là giáo dục, nhắc nhở và răn đe.

  • Trước đây: Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng với người đang có vợ, chồng mà kết hôn với người khác, người chưa có vợ, chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng, vợ. Người đang có vợ, chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. (Nghị định số 110/2013 của Chính phủ)
  • Hiện nay: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với các hành vi ngoại tình hay vi phạm chế độ một vợ một chồng nói trên có thể bị xử (Theo Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020 thay thế Nghị định 110/2013)

Như vậy, theo quy định mới nhất năm 2020 về xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân và gia đình, hành vi ngoại tình có mức xử phạt gần gấp đôi so với quy định trước đây. Nghị định 82/2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2020.

Xử lý hình sự đối với hành vi ngoại tình

ngoại tình dẫn đến ly nhân có thể bị xử phạt hình sự

Dịch vụ ly hôn nhanh khi vợ hoặc chồng ngoại tình tại Hà Nội

Căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự năm 2017, người có hành vi ngoại tình còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nếu hậu quả là:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Ngoài ra, khung hình phạt tù có thể tăng lên đến 06 tháng đến 03 năm, nếu hậu quả là:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Có thể bạn quan tâm  Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện 2 - Võ công Đường Tăng còn cao cường hơn cả Ngộ Không

Như vậy, biện pháp xử lý hình sự được áp dụng khi hành vi ngoại tình hay chung sống như vợ chồng trái pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, có yếu tố lặp lại và có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.

Ngoại tình có bị ở tù không?

Với các chế tài nói trên, có thể trả lời cho câu hỏi “Ngoại tình có bị ở tù không?” Câu trả lời là: “Có! Ngoại tình có thể bị ở tù”.

Người có hành vi ngoại tình nếu đã bị xử phạt hành chính trước đó nhưng nay lại tái phạm hoặc hành vi ngoại tình đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Khiến cho hôn nhân của một trong hai bên đổ vỡ thì hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự, có thể chịu hình phạt tù. Ngoài ra với những trường hợp để lại hậu quả trầm trọng hơn như: Khiến cho chồng/vợ/con của một trong hai bên vì cùng quẫn mà dẫn đến tự sát thì còn phải chịu hình phạt tăng nặng, đến 03 năm tù.

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật Hùng Sơn về những góc nhìn về hành vi “Ngoại tình” và lời giải đáp cho câu hỏi: “Ngoại tình có bị ở tù không?”. Dù là dưới góc độ đạo đức-xã hội hay góc nhìn pháp luật, ngoại tình là vấn đề cần lên án, ngăn chặn. Với những quy định có sự thay đổi tích cực của pháp luật nói trên chính là hồi chuông cảnh tỉnh đến những ai đã, đang có ý định “ngoại tình” phải kết thúc hành vi tiêu cực này.

Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn và giải đáp, vui lòng đê lại thông tin và bình luận. Để được lắng nghe và đưa ra những tư vấn kịp thời, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Hùng Sơn – 1900.6518.